Nghiên cứu từ khóa là một bước cực kỳ quan trong trước khi bạn bắt tay vào viết bài cho blog. Trong quá trình xây dựng và phát triển blog, mình cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm khi nghiên cứu từ khóa, đặc biệt là sử dụng công cụ KWFinder để phân tích và tìm kiếm từ khóa tiềm năng.
Bên cạnh đó còn có Keywordtool.io và Keyword Planner cũng đã hỗ trợ mình rất nhiều. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì người dùng thường quan tâm đến KWFinder – một công cụ được giới chuyên môn đánh giá là tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ KWFinder để nghiên cứu và phân tích từ khóa. Hỗ trợ bạn trong việc SEO-onpage đưa trang web lên top Google một cách nhanh chóng.
Đôi nét về KWFinder
KWFinder là một công cụ nghiên cứu từ khóa được sáng lập bởi Peter vào tháng 8 năm 2014. Tính đến nay KWFinder đã trở thành một công cụ hàng đầu hỗ trợ người dùng trong việc lọc và tìm kiếm từ khóa tiềm năng.
Với KWFinder bạn có 2 lựa chọn khi sử dụng là miễn phí và trả phí.
Tuy nhiên với phiên bản miễn phí có nhiều hạn như chỉ phân tích được tối đa 3 từ khóa mỗi ngày. Với mỗi từ khóa chỉ hiển thị 25 từ khóa liên quan. Điều này sẽ không tốt cho bạn nếu bạn có nhu cầu về từ khóa lớn. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng tài khoản miễn phí để trải nghiệm và nâng lên trả phí bất cứ lúc nào.
Hiện nay KWFinder cung cấp cho bạn 2 gói trả phí là:
- Gói Basic: Giá 12.42$/ tháng với khả năng phân tích 100 từ khóa 1 ngày và hiển thị 200 từ khóa liên quan.
- Gói Premium: Giá 24.92$/ tháng. Phân tích 500 từ khóa và 700 từ khóa liên quan.
Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn để chọn gói sao cho hợp lý.
Để mua tài khoản KWFinder, bạn có thể mua qua blog của mình bằng cách click vào nút dưới đây:
Mua gói trả phí KWFinder



Hướng dẫn sử dụng công cụ KWFinder
Để sử dụng KWFinder cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhập từ khóa cần phân tích vào ô tìm kiếm và bộ máy của KWFinder sẽ hoạt động. Hệ thống sẽ lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Moz, Majestic và đem về kết quả tương đối chính xác.
#1. Chức năng phân tích
Đầu tiên bạn cần truy cập vào KWFinder (kwfinder.com), giao diện hiển thị như sau, bạn sẽ thấy 3 chức năng tìm kiếm chính là Suggestions, Autocomplete và Questions.
Rồi ok! Ở đây mình sẽ mình tìm kiếm với từ khóa “cách giảm cân” và click Find keywords. Lưu ý chọn quốc gia và ngôn ngữ là Vietnam và Vietnamese.
Xem thêm: Có nên làm tiếp thị liên kết với chủ đề sức khỏe?
3 chức năng chủ yếu bạn cần sử dụng là:
- Suggestions
Tính năng này sẽ trả về cho các bạn những từ khóa được gợi ý với lượng tìm kiếm lớn. Đây là công cụ giúp bạn tìm ra những từ khóa liên quan một cách hiệu quả.
Tại đây bạn sẽ nhận được một danh sách các từ khóa liên quan được công cụ gợi ý cho bạn với lưu lượng tìm kiếm nhiều. Công việc của bạn là lọc ra những từ khóa phù hợp với nội dung và khả năng SEO của website. Từ đó lên kế hoạch viết bài chuẩn SEO nhất.
Những từ khóa này còn được gọi là từ khóa LSI.
- Autocomplete
Đây là chức năng phân tích của KWFinder được lấy từ Google Search API cho phép thêm những từ phụ đứng sau từ khóa chính mà bạn phân tích. Tác dụng của chức năng này là giúp bạn tìm được thêm nhiều từ khóa phụ (từ khóa ngách) sử dụng trong bài viết bên cạnh những từ khóa chính.
Ví dụ khi mình tìm kiếm với từ khóa “cách giảm cân” sẽ nhận được một loạt những từ khóa phụ như “cách giảm cân nhanh nhất“, “cách giảm cân hiệu quả“,… Đây là những từ khóa rất chất lượng để sử dụng trong bài viết.
Về chức năng này cũng tương tự như bộ máy tìm kiếm của Google. Khi bạn search với từ khóa sẽ được Google gợi ý những từ khóa phụ liên quan. Tuy nhiên với KWFinder thì sẽ có nhiều kết quả hơn cho bạn lựa chọn.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng công cụ Keywordtool.io cũng sẽ ra những từ khóa phụ. Tuy nhiên ở đây lại không hiển thị lượng tìm kiếm hay CPC như ở KWFinder.
Vì thế mình vẫn đánh giá cao KWFinder ở chức năng phân tích này. Bên cạnh đó bạn vẫn có thể áp dụng 2 công cụ FREE trên để nghiên cứu từ khóa nhen! 😀
- Questions
Đây là chức năng mà mình thường sử dụng nhiều nhất trên KWFinder. Với chức năng Questions này bạn có thể biết được những tìm kiếm thông dụng của người dùng dưới dạng những câu hỏi như Làm thế nào…, bằng cách nào…, là ai…, vì sao…
Đây là cách phân tích từ khóa giúp bạn có thể đặt tiêu đề cho bài viết hoặc các thẻ H1, H2, H3… từ kết quả mà KWFinder trả về.
Vẫn với từ khóa “cách giảm cân” thì sẽ ra những kết quả như sau:
#2. Chỉ số trong KWFinder
Khi phân tích từ khóa với KWFinder, bạn sẽ gặp một vài chỉ số như:
- Trend: Biểu đồ thể hiện xu hướng tìm kiếm trong vòng 12 tháng vừa qua.
- Search: Lưu lượng tìm kiếm trung bình trong vòng 12 tháng.
- CPC: Chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột vào từ khóa.
- PPC: Mức độ cạnh tranh trong quảng bá.
- DIFF: Độ khó của từ khóa.
Ở đây mình sẽ tập trung phân tích những chỉ số hiển thị ở khung bên trái khi tìm kiếm từ khóa.
Với chỉ số DIFF giúp chúng ta có thể đánh giá được độ khó của một từ khóa một cách nhanh chóng và dễ dàng. Những từ khóa được cập nhật thường xuyên nên số liệu đáng tin cậy hơn.
Bên cạnh đó KWFinder còn đưa ra một bảng độ khó từ khóa theo 10 cấp bậc từ thấp đến cao. Từ đó dễ dàng phân tích từ khóa và đưa ra chiến lực SEO đúng đắn.
Tiếp theo là biểu đồ Search Volume. Dựa vào đây bạn có thể thấy được mật độ tìm kiếm và xu hướng tìm kiếm của người dùng trong vòng 12 tháng. Chủ yếu là để phân tích xu hướng thị trường.
Ví dụ với biểu đồ dưới đây là của từ khóa “cách giảm cân“. Nhìn vào ta có thể thấy được từ khóa này có lượng tìm kiếm ổn định trong vòng 1 năm qua, không có sự đột phá hay thụt hậu.
Cuối cùng là mục Google SERP. KWFinder sẽ cho kết quả của 10 trang đầu tiên trong bộ máy tìm kiếm của Google. Tại đây bạn biết được những thông số SEO được KWFinder lấy từ Moz của 10 trang này. Đây chính xác là những đối thủ của bạn.
Nhìn vào kết quả, bạn biết được chỉ số DA, PA, backlink, Rank, lượng truy cập của đối thủ. Đây là những số liệu quan trọng giúp bạn phân tích đối thủ và trả lời câu hỏi liệu website của bạn có đánh bại được những đối thủ này hay không?
Nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn Google SERP, có thể dùng công cụ SERPChecker của Mangools. Đây cũng chính là công ty sáng lập KWFinder.
#3. Cách tạo danh sách từ khóa
Sau khi tìm được một danh sách những từ khóa tiềm năng, bạn có thể lưu trữ thành một list (danh sách) và quản lý chúng.
Tại đây bạn tick vào những ô trước từ khóa và nhấn Add to list.
Đặt tên cho danh sách và nhấn Create list and add keywords.
Để quản lý danh sách bạn click vào List trên thanh công cụ.
Click Open, danh sách những từ khóa đã thêm sẽ hiện ra:
Bạn có thể xuất chúng dưới dạng file CSV bằng cách click Export. Và Delete để xóa danh sách.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng tính năng Filter để thêm những từ khóa tốt nhất cho lĩnh vực của bạn.
Kết luận
Như vậy qua bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ KWFinder để phân tích và tìm kiếm từ khóa tiềm năng. Từ đó đưa ra những chiến lược SEO hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng KWFinder song song với các công cụ phân tích như SEMRush hay Ahrefs để xây dựng và phát triển một trang web đủ tầm.
Bạn có đang sử dụng KWFinder không? Trải nghiệm của bạn về dịch vụ như thế nào? Cùng chia sẻ cho mình và độc giả tại VnXmas chấm Com biết nhé!
Chúc các bạn thành công!!
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng GetResponse gửi Emai Marketing.
- Bật mí cách tạo Blog WordPress trong vòng 9 phút 59 giây!
- Một số phương pháp quảng bá blog hướng tới đối tượng mục tiêu
Hoàng Vũ
Nếu bạn cảm thấy những bài viết của mình hữu ích, có thể mời mình một ly cà phê bạn nhé! 😘 😘
Latest posts by Hoàng Vũ (see all)
- [Updating] Tổng hợp mã giảm giá cực HOT nhân dịp Black Friday 2017 - 23 Tháng Mười Một, 2017
- Đánh giá Campaigner: Dịch vụ Email Marketing miễn phí rất đáng sử dụng - 28 Tháng Mười, 2017
- Hướng dẫn mua và sử dụng tên miền giá rẻ tại NameSilo - 20 Tháng Mười, 2017
Tham gia bình luận
Ngoài Kwfinder còn công cụ nào hỗ trợ phân tích từ khóa hỗ trợ SEO tốt hơn không bạn? Mình mới vào nghề đang tìm hiểu về SEO
Em đang dùng cái này để nhắm mục tiêu từ khóa đây :3 Khá tốt, đỡ được 1 đống thời gian mò mẫm
Tại thằng này nó cho dùng free ít quá, nên đôi lúc cũng khó đáp ứng nhu cầu của mình, dùng kết hợp với google keyword, keywordtool thì khá là ổn… 😀